Trang chủ / Trang chủ / Sơn nhà là gì? Quy trình sơn nhà chính xác diễn ra như thế nào?
Trang chủ

Sơn nhà là gì? Quy trình sơn nhà chính xác diễn ra như thế nào?

Sơn nhà là một công đoạn, một tiến trình giúp tô điểm cho ngôi nhà hoặc bất kì công trình nào của bạn được hoàn thiện và đẹp đẽ hơn. Không chỉ đóng vai trò thẩm mỹ, lớp sơn nhà còn mang trọng trách bảo vệ bề mặt tường, bề mặt bê tông khỏi những tác động của thời tiết trong suốt một thời gian dài. Vậy khái niệm cụ thể và quy trình sơn nhà chính xác là gì, chúng tôi sẽ trả lời cho bạn trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Quy trình sơn nhà là gì?

Quy trình sơn nhà là hành động quét lên tường, lớp bê tông một lớp sơn màu để hoàn thiện và trang trí cho ngôi nhà. Sơn nhà gồm nhiều công đoạn và lớp sơn thì đóng vai trò như một chiếc áo giáp giúp bảo vệ bề mặt tường qua thời gian.

                                                               Quy trình sơn nhà

Trước khi thi công sơn nhà cần chuẩn bị quy trình sơn nhà gồm những gì?

Chọn thời điểm sơn nhà

Thời điểm sơn nhà là điều kiện quan trọng đầu tiên để tiến hành quy trình sơn nhà. Bạn thử nghĩ xem, nếu bạn bỏ qua việc chọn một thời điểm thích hợp để thi công trong khi đã chuẩn bị kĩ lưỡng mọi thứ rồi hôm đó trời đổ mưa hoặc xảy ra một chuyện rủi ro, đó có phải là điều bạn mong muốn không?

Vậy nên, bạn hãy chọn thi công vào những ngày trời không quá nóng cũng không quá ẩm, ở miền Bắc thì phù hợp vào mùa thu còn ở miền Nam thì bạn nên chọn sơn nhà vào mùa khô. Đó là những thời điểm thích hợp nhất, hoặc bạn cũng có thể lựa chọn sơn nhà vào cuối tháng 8, 9 hoặc tháng 10 bởi khí hậu lúc đó thường rất đẹp, trời mát mẻ và có độ ẩm phù hợp.

Hãy tránh những ngày có độ ẩm quá cao, việc sơn nhà diễn ra khó khăn khi mà lớp sơn không thể bám chắc và tạo độ liên kết với bề mặt tường, lâu ngày lớp sơn sẽ xuất hiện tình trạng ẩm mốc và bong tróc, gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Và bạn cũng nên lưu ý nên tránh thi công vào những ngày có nhiệt độ thời tiết quá cao, vừa gây mệt mỏi cho công nhân và lớp sơn cũng khó khô đúng quy trình do độ giãn nở bởi nhiệt. Còn khi nhiệt độ quá thấp, sơn sẽ bị đông đặc hơn gây khó khăn cho quá trình thi công, lớp sơn khô nhanh và dễ dàng bong tróc sau một thời gian.

Việc đòi hỏi một thời tiết lý tưởng như vừa mát, khô lại không quá ẩm là điều rất khó vì việc sơn nhà diễn ra quanh năm. Vậy nên bạn có thể chọn sơn nhà vào thời điểm mùa xuân nhưng tránh những ngày mưa dai dẳng hoặc có độ ẩm cao nhờ vào xem dự báo thời tiết nhé.

Lựa chọn màu sắc phù hợp

Trước khi sơn nhà thì bạn có thể lựa chọn màu sơn phù hợp với công trình của mình, tuy nhiên đừng lựa chọn màu sắc một cách tùy ý mà hãy xem xét qua nhiều góc độ như có phù hợp với phong thủy, hướng nhà hay tuổi của bản thân hay không nhé.

Nhìn chung thì sơn của các hãng đều giống nhau, nhưng tùy chất lượng sơn mà độ bám và độ bền là khác nhau, nên hãy chọn cho mình một hãng sơn thật chất lượng và uy tín nhé. Một gợi ý nhỏ về một hãng sơn chất lượng đó là hãng sơn KISMAN NANO của TẬP ĐOÀN SƠN HDV , bạn có thể tìm mua qua trang web kismannano.com để được mua những mẫu sơn chất lượng cao nhé.

Chọn màu trong quy trình sơn nhà

Tính toán lượng sơn cần thiết

Để tránh sự lãng phí khi dư thừa sơn sau khi thi công xong, bạn hãy tính toán lượng sơn cần thiết cho công trình của mình. Và để biết chính xác lượng sơn cần dùng thì bạn cần biết độ phủ của từng loại sơn. Độ phủ của sơn là độ che phủ bề mặt tường trên từng m2 hoặc 1lít sơn bạn dùng. Và tùy từng bề mặt thi công thì độ che phủ của sơn là khác nhau, bề mặt bằng phẳng sẽ đỡ tốn sơn hơn so với những bề mặt gồ ghề.

Bạn có thể tính toán lượng sơn cần dùng qua bảng tham khảo dưới đây:

Chọn loại sơn trong quy trinh sơn nhà

Quy trình sơn nhà chính xác diễn ra như thế nào?

Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt sơn

Đối với công trình mới

Đối với những bề mặt của công trình mới xây xong thì cần có thời gian để bề mặt được khô lại và đáp ứng đủ điều kiện trước khi sơn. Thông thường thì một bề mặt đạt chuẩn trước khi tiến hành thi công là sau khoảng 3 tuần nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, không ẩm ướt. Thực tế thì có nhiều công trình phải chờ đến tận 3, 4 tháng mới tiến hành thi công được bởi lớp sơn vẫn còn ẩm ướt, chưa thực sự đảm bảo về độ khô.

Độ ẩm lý tưởng cho phép thi công đó là không vượt quá 15%, nếu độ ẩm quá cao khiến sơn không bám chắc vào bề mặt, gây bong tróc về sau.

Sau khi độ ẩm đạt chuẩn, bạn nên tiến hành vệ sinh bề mặt bằng giấy ráp mịn để loại bỏ những hạt cát li ti còn bám trên bề mặt tường và sau đó vệ sinh bệ mặt lại một lần nữa, loại bỏ bụi bẩn còn bám. Một bề mặt tường đạt chuẩn khi có độ mịn và không còn tạp chất, như vậy lớp sơn mới được bền và bám chắc hơn.

Đối với công trình cũ sơn lại

Đối với những công trình mà lớp sơn cũ đã xuống cấp và tiến hành sơn sửa lại, cần phải loại bỏ, vệ sinh những ẩm mốc, lớp rêu tạp chất và lớp sơn cũ bong tróc còn bám trên bề mặt tường. Sau khi xử lý xong, bạn cũng dùng giấy ráp mịn đánh lên bề mặt tường để tạo chân bám cho lớp sơn mới, sau đó dùng nước rửa qua chờ khô rồi tiến hành thi công.

                                     Quy trình sơn nhà 1

Thi công sơn chống thấm

Sơn chống thấm giúp cho bề mặt tường không phải chịu những tác động do độ ẩm gây nên như ẩm mốc và thấm nước mưa. Đối với những công trình ở khu vực khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều như Việt Nam thì khâu này càng phải ưu tiên hàng đầu.

Để đạt được hiệu quả chống thấm như mong muốn, hãy sử dụng sơn chống thấm Z#Plus của ZUJU VIỆT NAM, đảm bảo bạn sẽ hài lòng với chất lượng mà hãng sơn mang lại.

Thi công bột bả (Có thể hoặc không)

Bột bả giúp che đi những vết nứt, khe hở và những khuyết điểm trên bề mặt tường tạo độ bằng phẳng, tăng độ bám dính kết cấu và thẩm mỹ cao.

Bột bả nên được sử dụng trong 1-2 giờ sau khi pha, để lâu bột sẽ khô lại và không thể sử dụng để thi công được nữa.

Thi công sơn lót kháng kiềm

Bạn có thể dùng lu lăn sơn để tiến hành sơn lót kháng kiềm. Sơn lót là một bước vô cùng quan trọng trong quy trình sơn nhà, nó giúp cho lớp sơn phủ được bám chắc và lên màu tốt hơn. Tùy thuộc vào mỗi bề mặt tường mà có thể tiến hành từ 1 – 2 lớp sơn lót, và lưu ý mỗi lớp cách nhau 1 – 2 giờ.

Bạn có thể quyết định không dùng sơn lót  cho quá trình thi công cũng không sao, nhưng về lâu bề mặt tường sẽ xuống cấp, loang lổ và bị ẩm mốc. Không chỉ vậy, việc không dùng sơn lót sẽ cần nhiều sơn phủ hơn, trong khi giá thành sơn phủ lại cao hơn, gây tốn chi phí không cần thiết.

                                                          Quy trình sơn nhà 2

Thi công sơn phủ hoàn thiện

Sơn lớp thứ nhất

Khi lớp sơn kháng kiềm khô trong khoảng 2 giờ thì có thể bắt đầu tiến hành sơn lớp sơn phủ thứ nhất. Trước khi thi công thì nên pha loãng 5 – 10% nước loãng, giúp cho việc bám dính và thi công dễ dàng hơn.

Bạn có thể dùng lu lăn sơn hay máy phun sơn để tiến hành sơn phủ, cọ lăn thì thích hợp hơn cho những bề mặt tường gồ ghề và rộng, còn lăn sơn thì phù hợp hơn cho những chỗ bằng phẳng, láng mịn hơn.

Hãy để ý kiểm tra lớp sơn thứ nhất thật kỹ trước khi tiến hành sơn lớp 2 để tránh những khuyết điểm không thể sửa chữa khi sơn đã khô, gây mất thẩm mỹ.

Sơn lớp thứ hai trong quy trình sơn nhà

Lớp sơn phủ thứ hai được tiến hành sau khi lớp sơn thứ nhất hoàn thiện được 2 giờ. Bạn vẫn có thể sử dụng những dụng cụ để sơn như lớp thứ nhất. Vì đây là bước hoàn thiện cuối cùng nên cần lưu ý quét sơn một cách cẩn thận và tỉ mỉ.

Sau khi sơn xong thì dùng đèn pin soi vào tường quan sát, nếu bề mặt láng mịn, không loang 2 màu thì đã đạt chuẩn.

Kết luận

Sơn nhà là công đoạn bạn khoác lên cho công trình của mình một chiếc áo đẹp. Hãy đảm bảo tuân thủ bước trong quy trình để lớp sơn nhà được hoàn thiện nhất nhé!