Màu sắc luôn có tác động lớn khiến cuộc sống của chúng ta thêm đa dạng và phong phú. Mỗi màu sắc là một ngôn ngữ của riêng nó mà chúng ta phải tự cảm nhận, chúng có sức mạnh làm tâm hồn chúng ta rung động. Người ta có thể dùng màu sắc để truyền đi thông điệp của mình mà không cần đến lời nói hay bất kỳ từ ngữ nào.
Ngoài vẻ đẹp đẽ, màu sắc còn có chiều sâu kín đáo làm rung động lòng người. Chỉ cần chúng ta biết phối hợp chúng thì câu chuyện màu sắc trên ngôi nhà của chúng ta sẽ vô cùng sinh động và thú vị. Trong bài viết này các chuyên gia sơn Kozita sẽ tiết lộ với các bạn những thông tin thú vị về màu sắc trước khi tìm cách phối màu sơn ngoài nhà cho tổ ấm của mình.
Trước hết chúng ta hãy cùng làm quen với khái niệm:
Điều bất ngờ nhất là khi màu sắc dương tính cơ bản bạn sẽ được những màu âm tính cơ bản và ngược lại. Nếu bạn hiểu được quan hệ đối nghịch trong màu sắc bạn sẽ chọn và phối màu phù hợp cho ngôi nhà của mình.
Ngoài làm quen với các khái niệm bạn cũng cần lưu ý rằng màu sắc không bao giờ riêng lẻ một mình, hiệu ứng của màu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm: Mức độ phản chiếu ánh sáng của màu sơn và màu sắc môi trường xung quanh. Bạn cũng cần nắm được 10 nguyên tắc cơ bản mà các chuyên gia lưu ý các bạn trước khi sơn nhà:
1/ Phối màu không sắc: Nguyên tắc này chỉ dùng màu đen, trắng và xám. Đây là tiêu biểu của phong cách minimalism được nhiều gia đình lựa chọn nhất hiện nay.
2/ Phối màu tương tự: Dùng 3 màu liền nhau trên vòng tròn màu và phối hợp thêm độ sáng tối.
3/ Phối màu sáng chói: Nguyên tắc này thường dùng các màu bên phải hoặc bên trái màu bổ sung trên vòng tròn màu.
Ví dụ: Màu bổ sung của màu đỏ là xanh lá. Như vậy màu sáng chói là màu xanh dương nằm bên trái màu bổ sung.
4/ Phối màu bổ sung: Dùng các màu đối diện nhau trên vòng tròn màu.
Ví dụ: Vàng – Tím, Xanh dương – Cam.
5/ Phối màu đơn sắc: Dùng một màu chính kết hợp với những màu có sắc thái tương tự hoặc có độ bóng.
6/ Phối màu trung tính: Dùng một màu chính rồi phối với màu sáng hơn hoặc đậm hơn.
7/ Phối màu bổ sung từng phần: Dùng một màu chính và hai màu ở hai bên màu bổ sung.
8/ Phối màu căn bản: Dùng ba màu chính căn bản Đỏ – Vàng – Xanh.
9/ Phối màu bổ sung cấp thứ hai: Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ hai.
Ví dụ: Xanh lá cây nhạt – Tím – Cam
10/ Phối màu bổ sung cấp thứ 3: Nghĩa là dùng màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ 2 và cấp thứ 3.
Ví dụ: Đỏ cam – Vàng cam – Đỏ tím.